News Update :

Blogger Điếu Cày bị y án 12 năm tù

Written By ha thanh tung on Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012 | 10:59



Cho rằng phán quyết của tòa sơ thẩm là có căn cứ, cấp phúc thẩm đã bác kháng cáo kêu oan, tuyên y án 12 năm tù với bị cáo Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày).
Blogger Điếu Cày lĩnh án 12 năm tù

Ngày 28/12, trong phiên xử của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM, bị cáo Nguyễn Văn Hải giữ nguyên quan điểm như ở phiên tòa sơ thẩm khi cho rằng những bài viết đăng trên blog của mình chỉ là để bày tỏ quan điểm cá nhân trước các vấn đề trong thực tế chứ không nhằm nói xấu nhà nước. Có một số bài viết, bị cáo lấy lại từ các trang mạng.
Theo bị cáo, việc tòa sơ thẩm quy buộc ông về tội Tuyên truyền chống Nhà nước là không đúng.
Khép lại quá trình thẩm vấn, HĐXX cho rằng có đủ cơ sở cho thấy bị cáo Nguyễn Văn Hải cùng với các bị cáo khác đã viết nhiều bài "có nội dung nói xấu chính quyền, làm xáo trộn an ninh quốc gia, chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc". "Tòa cấp sơ thẩm xác định các bị cáo phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đúng người, đúng tội", chủ toạ thay mặt HĐXX nêu quan điểm và cho biết không chấp nhận kháng cáo kêu oan của blogger Điếu Cày.
Tương tự, tòa cũng giữ nguyên mức hình phạt 10 năm tù với bị cáo Tạ Phong Tần (44 tuổi, ngụ Bạc Liêu).
Bị cáo thứ ba trong vụ án là Phan Thanh Hải (43 tuổi) được Toà phúc thẩm chấp nhận kháng cáo, tuyên giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm tù về cùng tội danh. Theo HĐXX, tại phiên tòa hôm nay cũng như quá trình điều tra, bị cáo Hải thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. "Tình tiết này đã được cấp sơ thẩm xem xét, vì chính sách khoan hồng nên Tòa phúc thẩm tiếp tục ghi nhận", bản án nêu.
Theo cáo buộc, năm 2001, ông Nguyễn Văn Hải và một số người thành lập cái gọi là "Câu lạc bộ nhà báo tự do" và tạo blog mang tên câu lạc bộ để các thành viên đăng bài viết của mình. Blogger Điếu Cày bị cho là đã tự động thay mật khẩu của blog để quản lý, điều hành; lôi kéo Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải tham gia. Để khuếch trương, họ lập thêm các phụ trang blog.
Từ tháng 9/2007 đến tháng 10/2010, cơ quan chức năng xác định ông Nguyễn Văn Hải và các cộng sự đã viết nhiều bài có nội dung xuyên tạc, chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam để đăng trên blog Điếu Cày do mình quản lý. Các bài viết này cũng được đăng trên blog "Công lý và sự thật" của bà Tạ Phong Tần và "Anhbasaigon" của Phan Thanh Hải.
Ngoài ra, nhà chức trách còn cho rằng ông Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải đã tham gia khóa huấn luyện của một tổ chức chống phá nhà nước có tên là Việt Tân mở tại Thái Lan hồi tháng 3/2008.

Xét xử vụ kiện đòi 55 triệu USD thắng bạc



Sáng 28/12, TAND quận 1 (TP HCM) đã đưa vụ kiện của một Việt Kiều đòi 55,5 triệu USD tiền thắng máy đánh bạc tại câu lạc bộ Palazzo (thuộc khách sạn Sheraton Sài Gòn) ra xét xử.
Vụ đòi 55,5 triệu USD thắng máy đánh bạc sắp xét xử /Kiện đòi số tiền trúng thưởng 1.200 tỷ đồng

Người khởi kiện là ông Ly Sam (60 tuổi, Việt kiều Mỹ) và bên bị kiện là Công ty Liên doanh Đại Dương (khách sạn Sheraton Sài Gòn). Vụ kiện được xem là "có một không hai" từ trước đến nay vì số tiền kiện đòi quá "khủng" và phía nguyên đơn phải đóng mức án phí lên đến hơn một tỷ đồng.
Theo trình bày của đại diện phía nguyên đơn tại tòa hôm nay, ông Ly Sam là thành viên của câu lạc bộ Palazzo từ 2005. Tháng 10/2009, ông đến chơi như thường lệ tại máy đánh bạc số 13 tại khách sạn Sheraton và nộp vào máy 3 lần tổng cộng 300 USD. Sau nhiều lần chơi, máy báo thua hết số tiền 299,5 USD, đến ván cuối cùng chỉ còn 0,5 USD thì máy báo thắng với số tiền trúng thưởng hơn 55,5 triệu USD.
Màn hình chiếc máy đánh bạc hiện số tiền hơn 55,5 triệu USD do ông Ly Sam chụp lại.
Màn hình chiếc máy đánh bạc hiện số tiền hơn 55,5 triệu USD do ông Ly Sam chụp lại.
Vị khách tiếp tục đặt chơi lần trót thêm 5 USD nhưng máy báo thua nên trừ vào số tiền trúng thưởng nói trên. Thấy kết quả trúng thưởng quá lớn, nhiều người có mặt tại đây cũng đến chứng kiến. Lúc này, ông Sam dừng chơi để yêu cầu người quản lý đến thanh toán. Nhưng kết quả này không được người của câu lạc bộ thừa nhận nên ông đã chụp lại hình ảnh màn hình máy chơi, lập biên bản có chữ ký của những người làm chứng.
20 ngày sau, người quản lý đã đến nhà riêng của ông Sam và thương lượng về việc chi trả số tiền trúng thưởng, song 2 bên không đạt được thỏa thuận. Một tháng sau đó, ông Sam có thư thông báo cho Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Đại Dương. Công ty này thừa nhận số tiền trúng thưởng của ông Sam nhưng không đồng ý trả với lý do “nguyên nhân dẫn đến sự việc là do máy trò chơi có sự cố nên kết quả vô hiệu”.
Theo ông Ly Sam, từ thời điểm ông bắt đầu chơi và nhiều lần thua cho đến lúc may mắn thắng thì máy số 13 không hề báo lỗi. Câu lạc bộ cũng không dán bất cứ thông báo hay lưu ý nào cho thấy máy này bị hư nên ông không chấp nhận lý do "máy bị lỗi". Vì vậy, ngoài việc yêu cầu Công ty Liên doanh Đại Dương trả số tiền trúng thưởng, ông Sam còn yêu cầu bị đơn phải trả cả số tiền lãi suất tính từ thời điểm thắng đến nay.
Trả lời thẩm vấn trước tòa, đại diện của phía Công ty Đại dương vẫn khẳng định máy đánh bạc số 13 bị hỏng nên số tiền trúng thưởng cho khách chơi là không có hiệu lực.
Trong phần xét hỏi chiều cùng ngày, HĐXX đã cho phép 2 bên thương lượng tại tòa. Ban đầu, phía nguyên đơn đồng ý với mức chi trả 30 triệu USD, nhưng công ty Đại Dương vẫn không chấp nhận con số này. Do không đạt được thỏa thuận nên đại diện của ông Ly Sam vẫn tiếp tục giữ nguyên yêu cầu đòi trả số tiền như máy báo trúng thưởng cùng với lãi suất.
Còn phía công ty Đại Dương đã xuất trình đoạn băng ghi tại hình ảnh thời điểm ông Ly Sam chơi tại máy đánh bạc và cho rằng, cột báo trúng thưởng từ màn hình máy tính không hợp lệ. Tuy nhiên, nội dung băng ghi hình khá mờ, nhiều người dự khán cũng không nhìn rõ.
Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, phiên xử vẫn dừng lại ở phần xét hỏi và dự kiến sẽ tiếp tục vào ngày 2/1/2013.

100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2012


100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2012
Những dấu ấn thị trường chứng khoán 2012

2012 là năm thứ bảy liên tiếp VnExpress khảo sát và công bố danh sách những người có tài sản bằng chứng khoán lớn nhất Việt Nam, dựa trên thông tin công bố của hơn 700 doanh nghiệp niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP HCM. Thị trường trải qua 12 tháng thăng trầm, có những lúc chao đảo vì các sự cố liên quan tới cổ đông lớn. Nhưng nhìn chung, tài sản của các thành viên trong Top 100 đều gia tăng so với năm ngoái.
Là người tích lũy được nhiều tài sản chứng khoán nhất trong năm 2012 với hơn 1.000 tỷ đồng giá trị cổ phiếu tăng thêm, nhưng con số này chưa đủ giúp Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - Đoàn Nguyên Đức rút ngắn khoảng cách với ông chủ VINGROUP - Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất sàn chứng khoán suốt 3 năm qua, theo danh sách được VnExpress.net công bố với sự hợp tác của Công ty Chứng khoán VNDIRECT.
Chủ tịch VINGROUP - Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất sàn chứng khoán. Ảnh: Anh Tuấn
Chủ tịch VINGROUP - Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất sàn chứng khoán. Ảnh: Anh Tuấn
Với gần 215 triệu cổ phiếu VIC, khép phiên ngày 28/12 ở giá 80.000 đồng, tổng tài sản chứng khoán của ông Phạm Nhật Vượng đạt xấp xỉ 17.185 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc năm 2011. Trong khi đó, sau phiên giao dịch cuối cùng của năm, gần 260 triệu cổ phiếu HAG của Bầu Đức có giá hơn 5.609 tỷ đồng, giúp ông tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong danh sách người giàu trên sàn chứng khoán.
2 vị trí tiếp theo trong Top 5 không thay đổi so với năm ngoái, khi các nữ doanh nhân Phạm Thu Hương và Nguyễn Hoàng Yến lần lượt đứng thứ 3 và 4 trong danh sách. Được biết đến nhiều hơn với tư cách là phu nhân của người giàu nhất sàn chứng khoán nhưng bà Phạm Thu Hương cũng đang giữ chức Phó chủ tịch tại VINGROUP với số cổ phiếu sở hữu tương đương hơn 2.960 tỷ đồng. Trong khi đó, Nguyễn Hoàng Yến hiện là ủy viên Hội đồng quản trị tại Tập đoàn Masan với sở hữu khoảng 21,8 triệu cổ phiếu MSN, tương đương gần 2.220 tỷ đồng.
Vị trí thứ 5 chứng kiến sự thăng tiến ấn tượng của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát - Trần Đình Long khi trong vòng 12 tháng, tài sản chứng khoán của ông đã tăng từ 1.340 tỷ đồng lên 2.122 tỷ đồng, qua đó tăng 4 bậc trong danh sách. Bên cạnh việc giá cổ phiếu HPG tăng mạnh trong năm qua, một trong những lý do khiến tài sản chứng khoán của ông Long tăng mạnh là do việc các cổ đông tại Hòa Phát được nhận liên tiếp 2 đợt cổ tức bằng cổ phiếu trong vòng 3 tháng cuối năm (2011 và tạm ứng năm 2012).
Tương tự như trường hợp của ông chủ Hòa Phát, thậm chí còn có phần “ngoạn mục” hơn là Chủ tịch Alphanam - Nguyễn Tuấn Hải. Với việc tăng mạnh hơn 5 lần lượng nắm giữ trong năm qua, ông Hải hiện sở hữu hơn 116,2 triệu cổ phiếu ALP (tương đương hơn 60% vốn điều lệ doanh nghiệp) và lần đầu tiên có mặt trong Top 10 với tài sản gần 1.050 tỷ đồng, dù chỉ xếp hạng 53 trong danh sách năm ngoái.
Lần lượt xếp hạng 6 - 9 trong danh sách là các gương mặt đã khá quen thuộc, dù có chút ít xáo trộn so với bảng xếp hạng 2011.
10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán 2012
STTHọ và tênCổ phiếuTài sản
1Phạm Nhật VượngVIC17.185
2Đoàn Nguyên ĐứcHAG5.609
3Phạm Thu HươngVIC2.963
4Nguyễn Hoàng YếnMSN2.221
5Trần Đình LongHPG2.122
6Phạm Thúy HằngVIC1.979
7Hồ Hùng AnhMSN1.608
8Hà Văn ThắmOGC1.364
9
Nguyễn Văn ĐạtPDR1.344
10Nguyễn Tuấn HảiALP1.046
Đơn vị: Tỷ đồng
Tính chung trong 10 người có tài sản lớn nhất trên sàn, chỉ có 2 trường hợp có tài sản giảm so với năm ngoái, còn lại đều tăng. Xu hướng "giàu lên" của các triệu phú chứng khoán cũng được ghi nhận trong Top 100 khi người có tài sản ít nhất trong danh sách cũng đạt tới con số hơn 96 tỷ đồng, so với mức hơn 70 tỷ đồng của năm 2011. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức 145 tỷ đồng của danh sách năm 2010.
100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2012
Bên cạnh những câu chuyện thành công, danh sách người giàu trên sàn chứng khoán năm 2012 cũng chứng kiến khá nhiều “nốt trầm” của các đại gia. Đơn cử như câu chuyện của ông chủ Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - Đặng Thành Tâm. Được coi là đại gia mất nhiều tiền nhất trên sàn chứng khoán năm nay, tính đến hết phiên giao dịch ngày 28/12, tài sản nắm giữ với 4 mã cổ phiếu ITA, KBC, NVB và SGT của ông Tâm đã hao hụt hơn 500 tỷ đồng so với năm 2011. Thứ hạng của người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2007 do đó cũng tụt xuống vị trí thứ 14, sau khi xếp thứ 8 năm ngoái.
Tương tự là câu chuyện của đại gia Nguyễn Đức Kiên - cổ đông sáng lập của Ngân hàng Á Châu (ACB). Trong năm 2012, ông Kiên đã vướng vào một số rắc rối pháp lý và bị cơ quan chức năng bắt giam vào cuối tháng 8. Tuy nhiên, trước đó, lượng sở hữu của ông tại ACB được ghi nhận là hơn 35 triệu cổ phiếu và kể từ thời điểm bị bắt, chưa có bất kỳ thông báo nào về việc giảm tỷ lệ sở hữu hay bãi miễn tư cách cổ đông của ông Kiên. Do đó, tại danh sách năm nay,VnExpress.net tiếp tục ghi nhận ông Nguyễn Đức Kiên vào danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán, dù vị trí đã giảm mạnh so với năm 2011 (từ 14 xuống 24) do diễn biến giá trên thị trường.
Cũng trong năm 2012, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một trong những vụ thâu tóm đình đám nhất trong lịch sử tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Sau thương vụ này, ông Trần Phát Minh - Chủ tịch Ngân hàng Kiên Long, một trong những đại diện của bên thâu tóm đã trở thành cổ đông lớn của Sacombank. Đến ngày 13/7, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM có thông báo về việc ông Trần Phát Minh đã giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% (không còn là cổ đông lớn, thuộc diện phải công bố thông tin).
Kể từ thời điểm này, không có thêm bất cứ thông tin chính thức nào về các giao dịch của ông Minh. Sacombank cũng chưa có phản hồi về số liệu sở hữu của cổ đông này, tính đến hết năm. Do vậy, tại danh sách công bố, cổ đông Trần Phát Minh vẫn tạm thời được ghi nhận sở hữu 4,94% vốn điều lệ của Sacombank, tương đương hơn 48,1 triệu cổ phiếu STB, theo thông tin công bố gần nhất. Tài sản chứng khoán của ông Minh, theo đó tương đương gần 960 tỷ đồng, xếp thứ 11 trong danh sách.
Lần thứ bảy liên tiếp công bố danh sách 100 người giàu trên sàn chứng khoán,VnExpress.net cùng dư luận tiếp tục chứng kiến một giai đoạn khó khăn của thị trường. Các chỉ số và thanh khoản tuy có dấu hiệu khởi sắc vào giữa năm nhưng bối cảnh chung của thị trường vẫn hết sức ảm đạm. Bối cảnh đó đặt ra nhiều thử thách, nhưng cũng là môi trường để nhiều doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh và trụ vững trong sóng gió.
Với hệ thống dữ liệu đa dạng, công phu trong suốt 7 năm, danh sách 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán 2011 tiếp tục được xây dựng và gửi tới bạn đọc trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin công bố của 704 doanh nghiệp niêm yết tại 2 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP HCM. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếpVnExpress.net nhận được sự hỗ trợ từ đối tác cung cấp dữ liệu là Công ty chứng khoán VNDIRECT. Tiếp theo 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán,VnExpress.net sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc danh sách 50 phụ nữ và 30 gia đình có tài sản lớn nhất trong những ngày đầu tháng 1/2013.
Người đứng cuối cùng trong Top 100 năm nay có tài sản trên 94 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường có 95 người sở hữu trên 100 tỷ đồng, trong đó 26 người sở hữu trên 500 tỷ đồng, 10 người sở hữu trên 1.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn đạt trên 63.600 tỷ đồng, tăng khoảng 8.400 tỷ đồng so với năm 2011.

Popular Posts

 
Copyright © 2011. MÔ HÌNH ĐẦU TƯ TRẺ . All Rights Reserved.
Company Info | Contact Us | Privacy policy | Term of use | Widget | Advertise with Us | Site map
Template Design by Creating Website. Inspired from Metamorph RocketTheme